Nghị quyết này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021- 2030”; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15-60 tham gia học xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Theo đó, về nội dung chi cho công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, nghị quyết này quy định bao gồm các khoản như: Chi cho các hoạt động điều tra, khảo sát phục vụ công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (sau đây viết tắt là phổ cập giáo dục); Chi hỗ trợ học phẩm đối với học viên tham gia các lớp học xóa mù chữ...
Hỗ trợ kinh phí chi thắp sáng ban đêm đối với các lớp học xóa mù chữ ban đêm với mức chi 75.000 đồng/lớp/tháng, thời gian hỗ trợ theo thời gian học thực tế của lớp xóa mù chữ, hỗ trợ không quá 10 tháng đối với Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 và hỗ trợ không quá 9 tháng đối với Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2.
Chi mua sổ sách theo dõi quá trình học tập của mỗi lớp học/giai đoạn (đối với các lớp học phổ cập, xóa mù chữ), gồm: Học bạ học viên: 1 quyển/học viên; Sổ tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục: 1 quyển/lớp; Sổ giáo viên chủ nhiệm 1 quyển/lớp; sổ đầu bài 1 quyển/lớp.
Trên cơ sở số lượng học viên tham gia học các lớp xóa mù chữ, đơn vị tổ chức lớp học tổ chức mua sắm sách giáo khoa theo quy định, chi theo hóa đơn thực tế phát sinh. Sau khi kết thúc đợt học, giáo viên quản lý lớp học có trách nhiệm thu lại sách giáo khoa đã cho học viên mượn, bảo quản để tiếp tục sử dụng cho các lớp học tiếp theo.
Nghị quyết cũng đặt mức chi tuyên truyền, huy động người mù chữ, tái mù chữ đến lớp xóa mù chữ như sau: Đối với người tham gia thực hiện huy động và duy trì học viên theo học các lớp xóa mù chữ được bồi dưỡng 100.000 đồng/tháng, thời gian hỗ trợ theo thời gian học thực tế của lớp xóa mù chữ, hỗ trợ không quá 10 tháng đối với Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 và hỗ trợ không quá 9 tháng đối với Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2. Hỗ trợ tối đa 1 người/1 lớp.
Hỗ trợ văn phòng phẩm cho Ban Chỉ đạo Phổ cập giáo dục - Xóa mù chữ cấp huyện, cấp xã hoàn thiện và quản lý hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hàng năm: cấp xã 400.000 đồng/năm; cấp huyện: 600.000 đồng/năm.
Chi tiền lương đối với giáo viên thuộc biên chế dạy lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ thuộc nhiệm vụ chuyên môn của cơ sở giáo dục đào tạo công lập...
Chi hỗ trợ để khuyến khích người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ: 150.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ không quá 10 tháng/người/chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1, không quá 9 tháng/người/chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2.
Nguồn kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách địa phương đối ứng theo quy định hiện hành; nguồn chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối của địa phương; nguồn kinh phí do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp và các nguồn hợp pháp khác.
Trong năm 2022, công tác xoá mù chữ ở tỉnh Điện Biên đạt kết quả gần 97% kế hoạch đề ra. Các cơ sở giáo dục trên địa bản tỉnh đã mở được 28 lớp xoá mù chữ với 619 học viên tham gia chương trình xoá mù chữ giai đoạn 2, đạt 96,87% kế hoạch giao (kế hoạch giao là 29 lớp, 639 học viên). Trong 28 lớp xoá mù chữ được phân bố ở các huyện gồm: Tuần Giáo 8 lớp với 125 học viên; Mường Chà 7 lớp với 140 học viên; Điện Biên Đông 7 lớp với 200 học viên; Nậm Pồ 4 lớp với 94 học viên; Mường Nhé 3 lớp với 60 học viên. Theo kế hoạch, năm 2023 các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Điện Biên mở 54 lớp với quy mô 1.223 học viên. |
Vị chuyên gia cũng phân tích thêm, không ít người khi nhìn con số 17G dữ liệu sẽ nghĩ rằng đây là 17G ảnh chụp chứng minh nhân dân nhưng thực tế không phải như vậy. Ngoài ra, như trong thông tin của chính đối tượng rao bán, đây chỉ là dữ liệu của một ứng dụng tiền ảo PI. Điều này càng khẳng định lượng thông tin chứng minh nhân dân của người dùng bị lộ không nhiều.
Mặt khác, việc tài khoản Ox1337xO yêu cầu giao dịch qua BTC hoặc ETH ẩn danh cộng thêm yếu tố Ox1337xO là thành viên mới của diễn đàn R***forums, chuyên gia Bkav nhận định vụ mua bán dữ liệu người dùng khả năng cao là một vụ lừa đảo.
Lưu ý người dùng về hệ lụy, mức độ nguy hiểm của việc bị lộ lọt dữ liệu cá nhân, chuyên gia Bkav phân tích: Với các dịch vụ eKYC của ngân hàng, chứng khoán, nếu lộ các thông tin này thì có khả năng bị mạo danh đăng ký tài khoản và thực hiện những hoạt động vi phạm pháp luật, khi đó chính chủ sẽ phải xử lý rắc rối phát sinh.
“Vì thế, người dùng chỉ nên chia sẻ thông tin cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân… và đặc biệt là thông tin sinh trắc học như ảnh chụp, video định danh KYC với các dịch vụ tin cậy”, chuyên gia Bkav khuyến nghị.
![]() |
Phó Chủ tịch Bkav Ngô Tuấn Anh khẳng định: “Không có dấu hiệu cho thấy việc lộ lọt thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư”. (Ảnh minh họa) |
Đề cập đến khả năng, tình huống dẫn đến việc các dữ liệu xác thực của người dùng như ảnh selfie, ảnh chụp chứng minh nhân dân với các thông tin về ngày sinh, ảnh đại diện, địa chỉ… bị lộ lọt và rao bán lần này, chuyên gia Bkav cho hay: “Cũng theo như thông tin đối tượng rao bán cung cấp, dữ liệu gồm có các thư mục định danh (KYC) với hình ảnh và video xác thực. Do ứng dụng PI đã gây nhiều tranh cãi về tính riêng tư khi thu thập thông tin xác thực của người dùng nên không loại trừ khả năng dữ liệu lộ ra từ đây”.
Đáng chú ý, trong bối cảnh hiện nay Công an các địa phương đang triển khai chiến dịch làm căn cước công dânmới có gắn chip điện tử, vụ việc lộ thông tin chứng minh nhân dân của người dùng được cơ quan truyền thông phản ánh đã khiến không ít người hiểu nhầm có thể lộ lọt từ hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư.
Từ các phân tích của mình, Phó Chủ tịch Bkav Ngô Tuấn Anh khẳng định: “Không có dấu hiệu cho thấy việc lộ lọt thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư”,
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một trong những cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử, đã được Bộ Công an khai trương ngày 25/2 và dự kiến đưa vào vận hành, khai thác chính thức trên diện rộng từ ngày 1/7.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin, dữ liệu của công dân, công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng được Bộ Công an đặc biệt coi trọng. Không những thế, tất cả các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin chuyên ngành khác trước khi kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đều phải rà soát, triển khai hoạt động giám sát, điều hành, bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Trao đổi với ICTnewshồi cuối tháng 4/2021, các chuyên gia bảo mật Viettel, VSEC đều cho rằng, để khắc phục tình trạng mua bán tràn lan thông tin, dữ liệu cá nhân, Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân cần sớm được ban hành và đi vào cuộc sống. Dự thảo Nghị định này đã quy định mức phạt nặng với các hành vi vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân. Việc có thêm chế tài xử lý sai phạm liên quan đến việc mua bán dữ liệu cá nhân được nhận định sẽ giúp tăng tính răn đe và giảm thiểu tỷ lệ vi phạm. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh đến sự hạn chế trong ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân của chính người dùng cũng như tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến dữ liệu người dùng." alt=""/>Bkav: Vụ lộ thông tin 10.000 người Việt không liên quan đến dữ liệu dân cư